Kết quả Trận Corregidor (1945)

Hang đá còn lại của quân Nhật

Một số lượng lớn binh lính Nhật bị chết đuối trong khi cố gắng bơi ra khỏi tảng Đá. Nhiều người Nhật, ước tính khoảng 1000, đã bỏ mạng trong những đường hầm trên đảo. Theo truyền thống võ sĩ đạo, những người phòng thủ trong những hang đá và đường hầm nằm cố thủ cp người lại tương tự tại đồi Malinta, và thà tự tử hơn là đầu hàng. Corregidor vẫn còn vang vọng nhiều tiếng nổ ngầm suốt vài ngày sau đó.

Có rất ít lính Nhật bị bắt giữ, nhưng không phải không bị trả giá. Một xe tăng M4 Sherman bắn đạn pháo vào trong một đường hầm được đậy vì nghi ngời có quân Nhật trú ẩn bên trong nhưng đường hầm này lại chứa hàng tấn đạn dược. Kết quả là một vụ nổ dữ dội ném chiếc xe tăng 30 tấn xa vài yard, giết chết kíp lái xe gồm 4 người và 48 lính Mỹ khác, đồng thời làm bị thương hơn 100 lính.

Đến ngày 1 tháng 3 năm 1945, hòn đảo trở thành một thành lũy hoang tàn với một hải cảng còn được giữ nguyên vẹn về hướng đông, và đã được mở cho các tàu của quân Đồng Minh. Sáu ngày trước đó, vào ngày 7 tháng 3, Tướng MacArthur quay trở về pháo đài trên đảo mà ông đã bị buộc phải rời bỏ ba năm trước. Ông nói: "Tôi thấy cột cờ cũ vẫn còn đứng đó. Những binh lính của chúng ta đã kéo ngọn cờ thân yêu tới đỉnh cột cờ và sẽ không cho phép bất cứ kẻ thù nào kéo nó xuống", tại lễ thượng cờ Sao và Sọc.

Cuộc đổ bộ hoàn hảo của quân Hoa Kỳ với sự phối hợp của ba lực lượng quân nhằm tái chiếm Corregidor chỉ khiến cho Trung đoàn Dù chiến đấu 503 tổn thất 169 người và 531 người bị thương. Về phần Trung đoàn 34 Bộ binh chịu tổn thất 38 người và 153 người bị thương. Trong tổn số 2.065 lính huy động từ Trung đoàn Dù chiến đấu 503, khoảng 280 lính bị chết hay bị thương nghiêm trọng. Ba lính bị tổn thất vì trục trặc trong khâu nhảy dù, và hai lính cũng chết khi họ bị va chạm với các tòa nhà khi tiếp đất. Tám lính khác bị giết trong không trung hoặc trước khi họ có thể cởi chiếc dù ra khỏi người, và hơn 50 lính khác bị thương trong khi nhảy dù hay tiếp đất. Vài lính khác bị mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Con số lính bị thương không do hỏa lực thù địch khi nhày dù là 210 người.

Trong những năm gần đây, nhiều nguồn tài liệu của Nhật ước tính khoảng 6.700 lính Nhật có mặt trên đảo trước khi Trung đoàn Dù chiến đấu 503 và Sư đoàn 34 Bộ binh đổ bộ, trong đó chỉ có 50 người sống sót. Mười chín lính khác bị bắt làm tù binh, nhưng 20 người Nhật đến sau có mặt trên đảo sau chiến tranh vào ngày 1 tháng 1 năm 1946.

Corregidor ngày nay làm một điểm đến du lịch quan trọng của Philippines. Trải qua nhiều năm, phần lớn các phần đổ nát còn lại của các khẩu pháo và khu vực chiến trường năm xưa trên đảo đã được phục hồi như là một thắng cảnh lịch sử.